Hiện tượng lươn bỏ ăn và bị đỏ thân, tuột nhớt, khi chết hậu môn chảy máu, mổ ra kiểm tra thì thấy thịt rã. Đây là triệu chứng của của những nguyên nhân sau:
Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển lươn bị xây xác, tuột nhớt, vi khuẩn và mầm bệnh sẽ ký sinh vào chỗ bị trầy xước và gây ra hiện tượng xuất huyết bên trong.
Do môi trường nước nuôi không tốt: Độ PH không thích hợp, nước cấp vào ao nuôi chênh lệch nhiệt độ quá cao ( > 50C so với nước ao nuôi,… ).
Lươn nuôi ở mật độ dầy, lươn lớn cắn lươn nhỏ, vạc tre thô có cạnh sắc, bén làm rách da lươn,….
Để tránh hiện tượng lươn bỏ ăn, đỏ thân, xuất huyết hậu môn chúng ta nên:
- Chọn lươn khỏe không bị xây xác trong quá trình đánh bắt.
- Vạc tre phải được ngâm với nước pha với phân lân, phân bò, phân dê 2 tuần trước khi bỏ vào bể nuôi lươn.
- Chủ động phân tách đàng giữa lươn lớn và lươn nhỏ.
- Quản lý nguồn nước cung cấp vào ao nuôi hiệu quả hơn.
Để khắc phục hiện tượng lươn bỏ ăn, đỏ thân, xuất huyết hậu môn chúng ta nên:
- Bắt lươn ra ngoài, vệ sinh thành và đáy ao.
- Tắm lươn với thuốc Iodin, nước muối, thuốc tím để tiêu diệt ngoại ký sinh trùn.
- Ngân lươn với Ryfamycyn hoặc Doxycyclin liên tục 5 ngày liền.
- Sau khi điều trị xong, cho lươn ăn kèm với Vitamin C liên tiếp 3 tuần.
- Tập lươn ăn thức ăn có trộn dung dịch trùn quế EEL Q để hỗ trợ đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của lươn, bổ sung lại các vi sinh vật đường ruột.
- Sau khi đã ổn định lại môi trường và lươn đã ăn và phát triển bình thường nên tẩy dung sáng bằng Praziratel.